Cách Khen Cách Mắng Cách Phạt Con

$15.77$19.99 (-21%)

In Stock

Sách Nuôi Dạy Trẻ Theo Lời Khuyên Từ Bác Sĩ Tâm Lý Trẻ Em Người Nhật 

Cách Khen, Cách Mắng, Cách Phạt Con (Tái Bản 2018)

Muốn con ngủ sớm thì nó lại chẳng chịu đi ngủ, muốn nó dừng bú mà nó cũng không chịu, lớn lên một chút thì nói cũng không nghe, vì nhút nhát mà bị thiệt thòi…Có rất nhiều vấn như vậy khiến chúng ta nhức đầu trong quá trình nuôi dạy con. Bất cứ người phụ nữ nào đã từng nuôi con đều hiểu rằng trên thế gian này rất nhiều việc không như mình muốn. Trong quyển sách này, tôi muốn giới thiệu một số quan điểm cơ bản và phương pháp nuôi dạy con dựa trên “cách khen”, “cách mắng”, “cách dạy dỗ” trẻ.

Ngay từ đầu, chúng ta phải làm sao để hiểu được con mình là đứa trẻ như thế nào? Phải nuôi dạy bằng cách nào?Việc hiểu được bản chất của sự phát triển của trẻ rất cần thiết đối với những bà mẹ đang gặp khó khăn trong quá trình nuôi dạy con.Chúng tôi đã nhận được nhiều bài viết chia sẻ về quan điểm nuôi dạy con cái dựa trên sự trưởng thành của trẻ từ Masami Sasaki, bác sĩ chuyên khoa tâm lý trẻ em, người đã tiếp xúc với rất nhiều với các bậc cha mẹ và con cái. Đối với con cái, điều quan trọng nhất là việc truyền đạt một cách dễ hiểu. Do đó, việc hiểu được “bản chất” của con cái là quan trọng. Với tư cách là một người mẹ, tôi nghĩ là có thể sử dụng “bí quyết” đó trong việc nuôi dạy con hằng ngày. Lúc đó, tôi đã tới Salon Hidamari ở thành phố Akita của cô Wakamatsu Aki –  nguyên là cựu giáo viên mẫu giáo. Salon Hidamari là nơi tổ chức các khóa huấn luyện dành cho các bà mẹ đang nuôi dạy con.Tại đây, thông qua truyện tranh và khoá học dành cho những người chăm sóc trẻ, tôi đã học được những bí quyết thành công của cô ấy để áp dụng vào việc nuôi dạy con.

Trong cuốn sách này, ngoài những cuộc trò chuyện trao đổi kinh nghiệm về cách nuôi dạy từ bác sĩ Masami Sasaki và cô Wakamatsu Aki, chúng tôi cũng thêm vào một vài đoạn giới thiệu khi còn nhỏ họ đã được cha mẹ giáo dục con như thế nào.

Chúng tôi cảm thấy rất vui nếu quý vị độc giả tìm thấy được trong quyển sách này những lời khuyên hữu ích và có thể áp dụng thành công trong quá trình nuôi dạy trẻ.

Đoạn trích hay:

Phải chăng khen con càng nhiều thì càng tốt?

 Gần đây,có nhiều lời khuyên về cách giáo dục trẻ được đưa ra, chẳng hạn như cách dùng lời khen để dạy con. Các bà mẹ làm theo lời khuyên đó nên cố gắng không la mắng con mình mà dùng lời khen để dạy bảo chúng.Có những bà mẹ lỡ mắng con nhưng bất chợt nhớ ra liền ngay lập tức cân nhắc lại cách dạy con của mình và họ luôn tự nhủ rằng phải khen trẻ.

Khen và mắng tưởng như là đối lập nhau nhưng tôi không nghĩ như vậy.Nếu như khen quá nhiều, hay nói cách khác một khi việc khen trở nên dư thừa, thì tuỳ vào nội dung của lời khen có thể sẽ gây ra sự căng thẳng cho trẻ.Vô tình chúng ta đã làm cho trẻ có suy rằng “Nếu như làm thế này sẽ được khen; nếu không làm theo như thế sẽ bị mắng”.Mỗi lần được khen cũng sẽ gây áp lực cho trẻ, tạo tâm lí bắt chúng phải cố gắng làm như thế để lần tới cũng được khen.Như vậy, nếu lời khen trở nên dư thừa cũng không tốt.

Mặt khác, chúng ta nghĩ rằng việc la mắng sẽ làm trẻ tổn thương. Tuy nhiên, nếu cha mẹ có thể truyền tải cho trẻ hiểu được những điều mà họ suy nghĩ và làm là vì trẻ thì chắc rằng điều đó sẽ không làm trẻ cảm thấy tổn thương.Phải làm sao để trẻ hiểu được rằng “Vì bố mẹ luôn nghĩ điều tốt cho mình nên khi mình làm điều gì không đúng mới bị la”. Ngay cả người lớn chúng ta cũng có lúc bị người này la, người kia mắng.Chính vì thế, không phải cứ khen là tốt và mắng là không tốt.Điều quan trọng là phải biết khen ở mức độ vừa phải, mắng ở mức độ vừa phải. Để có thể cân bằng được hai điều này là việc không dễ. ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA VIỆC KHEN VÀ MẮNG QUÁ NHIỀU

Trong cuốn sách “Những trẻ sống biệt lập trong nhà” (được xuất bản bởi trung tâm Village), Yutaka Shiokura – hiện là phóng viên thuộc bộ phận Khoa học xã hội của báo Asahi, có nhắc đến trường hợp một người mẹ may mắn được nuôi dưỡng và lớn lên trong một gia đình có danh tiếng trong khu phố, nhưng lại ngược đãi đứa con của mình.

Theo ông, người mẹ này từ khi còn nhỏ đã nỗ lực và có nhiều thành tích tốt trong học tập, cô ấy đã vào được ngôi trường đại học mà bao nhiêu người hằng mơ ước, rồi kết hôn với một người tuyệt vời.Nhưng cuối cùng hai người họ đã li hôn.Sau đó, cô sinh được một đứa con nhưng luôn ngược đãi nó.

Người mẹ đó nói rằng: “Tôi chưa từng cảm nhận được tình yêu thương từ chính người mẹ đã sinh ra nên tôi không biết cách chia sẻ tình yêu thương cho đứa con của mình”. Có nhiều trường hợp những bà mẹ vốn thuộc tuýp người thông minh, ngay từ nhỏ đã hiểu được nhiều điều như là bản thân mình cần làm những gì để bố mẹ không buồn, không giận; phải làm như thế nào để nhận được lời khen từ bố mẹ…Nhưng chính họ, khi trưởng thành và trở thành cha mẹ cũng dễ có khuynh hướng áp đặt điều đó lên con cái.Dường như họ thường xuyên sống trong trạng thái làm cho bố mẹ được hài lòng và không để bố mẹ phải buồn phiền. Trẻ đã phải nỗ lực học tập và cố gắng rất nhiều để đáp ứng lại những sự kỳ vọng từ cha mẹ.Cũng có trường hợp nhìn thoáng qua thì mọi người sẽ nghĩ rằng: “À, đứa trẻ này được nuôi dạy tốt quá” nhưng thật ra bản thân đứa bé đó chưa từng cảm nhận được tình yêu thương từ bố mẹ, tất cả là do nó bị áp lực tâm lí “phải làm như thế”.

Thông thường khi trẻ làm đúng theo ý bố mẹ thì sẽ được khen, còn nếu trái lời sẽ bị la.Trẻ được khen rất nhiều và bị mắng cũng không phải ít.Điểm giống nhau của việc khen quá nhiều và mắng quá nhiều là như thế.

Cha mẹ ai cũng có những kỳ vọng vào con cái nhưng những mong muốn của họ cũng cần có chừng mực. Đừng bắt con cái trở thành bản sao của họ bằng việc bắt chúng cố gắng làm những việc mà mình cho là đúng, là tốttheo ý nghĩ chủ quan của mình.Những đứa trẻ phải sống trong tình trạng lúc bị la, lúc được khen chỉ để làm sao hài lòng cha mẹ quả thật rất đáng thương.Tôi cho rằng đó chẳng qua chỉ là sự ích kỷ, không phải là tình thương yêu thật sự dành cho trẻ.                  

Khi la mắng trẻ, điều gì là quan trọng?

Khi la mắng trẻ, hãy cố gắng đừng làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ. Vậy làm như thế nào để thực hiện điều này?Đó là la mắng những điều trẻ đã làm mà không phủ định nhân cách của trẻ.

Mục đích của việc la mắng là làm sao để trẻ hiểu được rằng “bị la là do việc mình làm là không đúng”.Nếu la mắng kèm những câu nói chỉ trích nhân cách của trẻ thì sẽ khiến cho trẻ có cảm giác tự ti, không hài lòng và tin tưởng vào bản thân.

Là cha mẹ, ai cũng vậy, khi con ngoan thì sẽ khen, khi con không ngoan thì sẽ mắng. Những đứa trẻ lớn lên với lòng tự tôn rất cao, hoặc những đứa trẻ khi mà sự không hài lòng và tin tưởng vào bản thân quá mạnh thì khi bị “chỉ trích” nhân cách sẽ khiến chúng mất lòng tin đối với những người xung quanh. Do vậy, bố mẹ cần phải hiểu được điều này và truyền đạt, gửi gắm đến trẻ những tình cảm cả khi khen ngợi lẫn khi la mắng con trẻ.Tuy nhiên, cần để ý rằng không được khen ngợi thái quá, cũng không được la mắng đến mức phủ định nhân cách của trẻ. Điều quan trọng hơn cả đó chính là sự tôn trọng cảm xúc của trẻ. Do vậy, khi la mắng trẻ, bố mẹ hãy chú ý đừng để trẻ mang cảm xúc tiêu cực chẳng hạn như phủ định nhân cách hay cảm giác thất vọng về bản thân.


Thông tin

Công ty Phát hành Thái Hà
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Kích thước 13cm x 19cm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 180
Tác giả Masami Sasaki, Wakamatsu Aki

 

Additional information

Weight 200 g
Publisher

Thái Hà

Language

Vietnamese

Dimensions

13 x 19

Cover

Paperback

Page number

180

Author

Masami Sasaki, Wakamatsu Aki

Only logged in customers who have purchased this product may leave a review.

Reviews

There are no reviews yet.

Vietbuy